1. Truy cập Internet mà không có sử dụng tường lửa (firewall): Tốt nhất, bạn nên sử dụng cả hai loại tường lửa (thiết lập firewall của modem và cài thêm phần mềm tường lửa) để bảo vệ máy tính của bạn khỏi cặp mắt của các hacker, virus…
2. Không sử dụng hay không cập nhật các trình chống virus, spywares: Bạn phải sử dụng các trình tiêu diệt virus, phần mền độc hại và thường xuyên cập nhật dữ liệu cho chúng. Nếu không, việc máy tính của bạn gặp trục trặc chỉ là vấn đề thời gian.
3. Đĩa cứng quá đầy, bị phân mảnh: Xóa và chép dữ liệu liên tục sẽ khiến đĩa cứng bị phân mảnh, giảm tốc độ đọc dữ liệu làm cả hệ thống cũng chậm theo. Dùng ngay chương trình chống phân mảnh để sắp xếp file, nhằm giúp máy hoạt động tốt hơn.
4. Mở các file đính kèm mà không quét virus trước: File kèm thư có thể chứa các virus phá hoại dữ liệu và làm hỏng file hệ thống. Chỉ nên mở file đính kèm khi bạn biết thật rõ người nào gửi thư đến bạn. Và dù biết rõ hay không, bạn cũng phải dùng chương trình diệt virus quét trước khi mở và sử dụng file.
5. Nhấn tùy tiện vào các link Web: Điều này sẽ làm bạn mất tất cả thông tin cá nhân như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng hoặc bị tự động cài phần mềm độc hại vào máy mà không biết.
6. Chia sẻ mọi thứ: Tốt nhất bạn nên tắt mọi chức năng chia sẻ file và máy in khi du hành trên mạng nhất là khi dùng laptop ở nơi dịch vụ Internet công cộng để phòng ngừa hacker có thể truy cập vào máy mình.
7. Chọn mật mã dễ đoán: Đừng bao giờ chọn mật mã dễ đoán ra như ngày sinh nhật, tên người yêu dấu… Mật mã dài trên 10 chữ số rất khó đoán được, gồm nhiều loại ký tự sẽ càng an toàn.
8. Không lưu tâm đến sao lưu và phục hồi: Cho dù bạn làm đủ các điều gợi ý trên, máy tính của bạn có thể hư hỏng bất ngờ vào một thời điểm nào đó. Do vậy, bạn nên thường xuyên sao lưu mọi dữ liệu quan trọng, và hệ điều hành ở một nơi an toàn vì khi dữ liệu mất đi thì không cái gì có thể giúp bạn tìm lại được