KÍ SỰ KONROBANG
Ánh đèn của thành phố Sài Gòn từng lúc từng lúc thêm mịt mờ còn chiếc xe vẫn bon bon chạy, đưa anh em chúng tôi đến một miền đất hoàn toàn xa lạ. Len lỏi giữa vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, với những rừng thông mênh mông,những dãy núi chạy dài trên miền đất đỏ,những thác nước tuôn mình xuống vực thẳm,tôi cứ ngỡ mình đang chìm đắm trong những câu chuyện buôn làng,được sống mình trong những trang sử thi của “ Dân Làng Hồ” hay đang còn hát hò và nhảy múa bên ché rượu cần thơm ngát… “ đến bến xe KonTum rồi bà con cô bác ơi !” tôi giật mình tỉnh giấc nhìn ra ngoài khung cửa. Chiếc xe khách từ từ dừng rồi dừng hẳn.Anh em chúng tôi mệt nhoài và chỉ muốn nướng thêm một giấc thật chín ở trên xe. “Dậy xuống xe nhận đồ đạc bà con cô bác ơi” cái giọng nói ấy vẫn tiếp tục. Chúng tôi phải xuống xe sắp xếp đồ đạc lên chiếc taxi trung chuyển để vào làng Konrobang
Chiếc xe taxi đưa chúng tôi chạy quanh thành phố nhỏ nhắn và xinh đẹp. Chắc có lẽ để cảm nhận được cái riêng của một thành phố đâu phải chỉ một buổi sáng,nhưng dường như cái se lạnh pha trộn với sương sớm làm cho chúng tôi quên đi một hành trình dài hơn 600 cây số về với Dân Làng Hồ mà cứ ngở mình đang sống ở thành phố xinh đẹp này vậy. chiếc xe taxi vẫn chạy ,những tiếng cười nói và những lời phỏng đoán về vùng đất konrobang vẫn rôn rã. “ Đến konrobang rồi các em ơi” bác tài xế nói với cái dọng ồm ồm. khung cảnh hiện ra trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà thờ nhỏ nhắn xinh đẹp và cả những con người đang vẫy những cánh tay chào đón chúng tôi! “các em đi xe có mệt không?” ,”chàoo cácc anh chị sinh viên”… những dọng nói nghe còn chưa rõ!. Tôi chưa một lần tiếp xúc với người Banah nhưng nét mặt hiền hậu cộng với làn da đen ngăm ngăm của họ thật là dễ thương làm cho tôi thêm quý mến họ ngay từ lúc đầu gặp mặt
Theo lời kể của những người đã gắn bó lâu năm ở Konrobang. Konrobang là một Buôn của người Banah và Rơngao nằm bên cạnh dòng sông Dakkia xinh đẹp. Cuộc sống của Đồng Bào ở đây gắn liền với những dãi đất phù sa hẹp bên canh con sông Đakkia. Họ có chữ viết riêng ,ngôn ngữ riêng và phong tục tập quán rất riêng rất đậm đà bản sắc dân tộc.Còn Sinh viên công giáo Thiên Ân đến với Konrobang với mục đích dạy học cho các em thiếu nhi trong giáo xứ đồng thời được học tập và tìm hiểu một nền văn hóa đậm đà bản sắc của người dân Bắc Tây Nguyên.Nhóm sinh viên công giáo Thiên Ân đã có truyền thống hơn hai năm đến với Dân Làng Hồ
Cuộc sống với buôn làng từng ngày trôi theo với thời gian. Những kĩ niệm buồn vui của thầy trò làm cho tôi thêm yêu các em nhiều hơn thêm gắn bó với các em hơn. Những câu chuyện xoay quanh những học sinh yếu thận ,lười học cứ hai phút là nói “thầy ơi cho em đi tiếu”rồi nó nghịch đủ trò trọc gẹo Giáo viên.có hôm nó cầm cây Lá Ngứa quét lên các Giáo viên vậy là một ngày tắm và gãi cho sưng cả lỗ tai và da tay.Hay câu chuyện cục kẹo cao su của học sinh lớp năm .kẹo cao su được nhai đi nhai lại mấy tiếng.khi bị các giáo viên bắt ra nhả,nó nhét vào gầm bàn rồi nó nhai lại tiếp khi giáo viên quay lên giảng bài.Nhưng có lẽ ai cũng ấn tượng với những bài văn ngớ ngẩn của học trò. tôi xin trích một đoạn văn của một em lớp 7 “nhà em có nuôi một cây nhãn cây thương nở trái cho em ăn,Em ăn xong bố em chặt nó” tôi cứ nghĩ mình đang đọc những bài văn bất hủ của thời đại,mỗi bài văn mỗi câu chữ là một câu chuyện cười… chúng tôi vừa vui và cũng vừa buồn. thời gian thì chẵng có nhiều mà công việc đơn giản nhất là cho học sinh cấp 1 nhận biết được mặt chữ cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. chắc có lẽ vì họ có chữ viết riêng,có ngôn ngữ riêng nên việc tiếp cận ngày càng khó khăn .Cái khó thì nhiều mà cái khôn lại chưa chịu ló. Nhiều cuộc họp thường xuyên diễn ra. Anh Vũ hiệu trưởng và các Thầy quyết định vào làng để tìm nguyên nhân sâu xa. Chúng tôi đến các gia đình khó khăn tặng quà và thăm hỏi các gia đình. Đó là lần đầu tiên mà tôi bước vào buôn làng với cái cảm giác lạnh cả gáy và sống lưng.Tôi chỉ thấy nhà nhà sàn san sát và chuồng bò chuồng heo cũng san sát không đường sá,không kênh mương,không sân vườn…nhà, nhà ,chuông gà ,chuồng bò và chuồng heo…tôi không thể phân biệt được cái nào lại cái nào nữa
tôi nghĩ bụng “có lẽ là phong tục của họ là vậy” Bỗng dưng tôi thấy học trò lớp 5 của tôi đang lấm lem lùa nhưng con bò vào chuồng, tôi bị bất ngờ vì bộ áo quần, hình như ngày hôm qua và hầu như cả tuần nay nó mặc đi học thì phải.tôi nghĩ ngay đến cái mùi đặc trưng trên cơ thể các em. Nó nhìn thấy tôi và nói một câu quen thuộc “hmach kơ thay” có nghĩa là “chào thầy” rồi lặng lẽ bước vào nhà. và đó cũng là câu trả lời cho chúng tôi biết về cuộc sống và những khó khăn của họ… các em ở đây rất khổ ,chỉ vài ba bộ áo quần,một quốn vở,một cây viết là đủ cho các em lên trường.còn buổi chiều các em phải “đi ô” phải lên nương phụ giúp gia đình. Cuộc sống của các em luôn nặng nề với gánh năng gia đình nhưng các em rất hồn nhiên và đáng yêu.”đi chăn bò vui lắm thầy ạ!” . nghe các em nói mà mình muốn được đi chăn bò chung với các em thiệt…Những ngày được “đi ô” đi nhổ Mì với các em thật là vui và hạnh phúc mặc dù mình đi theo chỉ để làm ở công tác hậu cần nhưng nó cũng cho tôi một bài học “chung sống”
Buổi tối là thời gian riêng của anh em chúng tôi. Những giờ Kinh tối bên nhà chòi, những đêm ăn kem lăng và nói về chuyện vui của học trò,những đêm nướng khoai nướng bắp , những đêm chiên bánh khoai bánh bột lọc và hát nhạc Trịnh,những đêm hành quân đi ăn chè ở trung tâm thành phố hay những đêm cùng nhau ca hát bên ché rượu cần thơm ngát , được đắm mình bên vũ điệu truyền thống của người bản địa,đựoc hát những bài hát mang đâm chất banah , được thưởng thức tiết trời mát lạnh cùng nhau giao lưu văn nghệ với thanh niên trong làng. Chúng tôi cũng được tập nhảy những vũ điệu mang đậm văn hóa dân tộc như “bài ca trỉa bắp”.Chắc có lẽ thời gian một tháng rưỡi là không dài nhưng nó cũng đủ để chúng tôi cảm nhận cái gì đó rất riêng mà chỉ những người trong cuôc mới cảm nhận được.
Đến với kontum chắc ai cũng phải biết đến Dãy Trường Sơn Nam bên nắng gắt bên mưa bay. Dãy Trường Sơn Nam nổi tiếng với các ngọn đồi trùng trùng điệp điệp ,nhưng cao nguyên xếp tầng trên 2000m và những con đường đèo quanh co uốn lượn.Nhưng cái tôi đang nói chỉ là cái vật chất của thiên nhiên cái mà nơi đâu trên thế giới này cũng có. Còn cái mà thế giới này chỉ có một đó là Đức Mẹ Măng Đen.Hành trình về Núi Măng Đen còn dài.Câu ca tiếng hát cất lên,chúng tôi hát tất cả các loại nhạc từ nhạc Trịnh cho đến nhạc trẻ rồi lại vòng qua nhạc Đạo và cả những bài hát về Đức Mẹ nữa.Tiếng hát vẫn còn vang vọng còn ngoài trời thì mưa vẫn bay xám xịt,hình như càng lên cao mọi thứ như trở nên mờ ảo và lãnh lẽo hơn, bầu trời như xám lại,tôi chỉ thấy những rừng thông chạy dài vô tận về phía cuối chân trời,trùng trùng điệp điệp một màu xanh của núi rừng
Đường lên Đức Mẹ Măng Đen
Thông xanh núi đá vây quanh đất trời
Lác đác những ngôi nhà nằm dưới bóng thông hiện ra.hình như đã tới Thị Trấn Măng Đen rồi,một vùng đất với những ngôi biệt thự dần dần hiện ra ,tôi cứ tưởng mình đang ở Đà Lạt vậy.” Đúng rồi!Măng Đen là Đà Lạt thứ 2 của cao nguyên mà” tôi sực nhớ lại lời giới thiệu của bác tài trước khi lên xe.đoàn xe chúng tôi chạy vòng quanh Đà Lạt Thứ 2 rồi chạy vòng lên một đỉnh núi cao hơn. Chúng tôi băng qua một con đường với những vách đá màu đỏ đồ sộ như những bức thành kiên cố. Bác tài xế thực hiện những đường cua cuối cùng để chúng tôi sát gần Mẹ hơn. Đặt chân xuống vùng đất lạnh lẽo và tiến gần lai với Mẹ .Những bia đá ,những lời khấn xin và tạ ơn Mẹ đã phủ kín cả một tượng đài rộng lớn.Chúng tôi tiến gần lại với Mẹ để lại sau lưng những hang ghế đá mốc meo với thời gian.Tôi chưa bao giờ thấy một tương Đức Mẹ nào già và xấu xí đến như vậy, những nét nhăn trên khuôn mặt mẹ đang mốc meo cùng năm tháng còn bờ vai mẹ đã bạc màu vì hơi sương và cái rét căm căm của núi rừng. Điều làm tôi thấy khó hiểu nhất là Đức Mẹ Măng Đen không có tay phải và cái đầu thì bị móp. Tương truyền rằng một người ngoại giáo ơ Khánh Hòa đến Măng Đen để làm con đường chạy dọc ra Quảng Ngãi. Nhưng khi đến dãy núi này thì tất cả các phương tiện không hoạt động được và cũng không biết lí do gì nữa.chán nản việc không thành ông đành trở về Khánh Hòa.Một đêm nọ Mẹ hiện ra trong giấc mơ và nói chuyện với ông.Ông đem câu chuyện hỏi nhiều người và một vị Linh Mục đã nói cho ông biết về những câu chuyện thiêng liêng của Đức Mẹ. Ông bèn cất công lên Măng Đen tìm kiếm và phát hiện ra tượng của Mẹ bị vỡ vì bom đạn chiến tranh ,sau nhiều lần sữa chữa thì cơ bản Mẹ đã có hình dáng như ngày hôm nay,còn cánh tay phải của mẹ thì ông sửa 3 lần mà không được.mỗi lần ông đều cho thêm sắt thép nhưng không một lần thành công,rồi chính Đức Cha GP kontum lên sửa cũng không được.Chắc Mẹ đã chon cho mình sự tàn tật và xấu xí để cho con người hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống,Mẹ cũng chọn cho mình nơi hoang vu và lạnh lẽo nhất Tây Nguyên .Mẹ là minh chứng cho sự đau khổ của chiến tranh và bệnh tật.
Tạm biệt những dãy núi đồ sộ của Đỉnh Ngọc Drinh.Hành trình tiếp theo của chúng tôi là đến Làng Trẻ Mồ Côi Vinh Sơn 4 .Những bản làng của người Rơgao dần dần hiện ra dưới chân núi.Chúng tôi được ngắm những ngôi nhà Rông đậm đà chất Tây Nguyên và những trang phục đầy màu sắc của người bản xứ.Chiếc xe khách 16 chỗ đưa chúng tôi vào một Làng trẻ mồ côi nằm bên cạnh con suối.Tôi thấy có rất nhiều trẻ con đủ mọi lứa tuổi,đứa thì đang chơi banh đứa thì nhảy dây tôi tưởng tượng ra ngôi trường tiểu học hạnh phúc của thời thơ ấu.Vừa thấy chúng tôi đến các em nhỏ đã ùa ra như những đứa trẻ mong mẹ đi chợ về vậy. May mắn thay chúng tôi cũng kịp chuẩn bị cho các em bánh kẹo và một số tư trang như áo quần và sách vở và chúng tôi cũng không quên đem theo loa và laptop.Chúng tôi phát bánh kẹo và giao lưu văn nghệ với các em, bữa trưa cũng chưa chuẩn bị xong ,các em đang đói vì chưa có gì trong bụng, nhưng các em vẫn nhiệt tình múa hát và cả những bài cử điệu nữa đặc biệt hơn cả những bài tiếng anh các em cũng hát được.Các anh chị thì còn mải mê tổ chức vui chơi cho các em.Tôi thì chui xuống bếp xem có gì giúp được không nói rõ hơn là tìm cái gì ăn được không.Tôi chỉ thấy mùi hơi lạ. Hình như món cá chiên mỡ.tôi nhìn qua thì thấy Cá đã có mùi.hình như “lá mì”,”lá sam” và rau muống là những món ăn quen thuộc của các em thì phải.Tôi có nghe một vài anh chị đi cùng chúng tôi đã từng sinh sống ở Vinh Sơn kể về cuộc sống của các Giá(theo tiếng kinh là Sơ) và các em thiếu nhi ở đây.Các Giá phải đạp xe đạp hơn chục cây số ra chợ để xin “Cá” về cho các em ăn,một vài Giá và em lớn thì phải đi bộ hơn chục cây số lên nương trồng trọt.một vài em khác đi thả lưới và câu cá bên bờ suối cạn khô.Cuộc sống là thế khó khăn vật chất luôn chồng chất,miếng cơm manh áo cho qua ngày giá lạnh,thiếu tình thương của mẹ thiếu sự săn sóc của cha.các em chỉ biết mình sinh ra chỉ có một mái nhà và các Giá như những người cha người mẹ vậy.tôi thấy các Giá cũng đã chân yếu tay run mà thấy thương cho một đời chỉ biết phục vụ trong thầm lặng.Vinh sơn 4 chỉ là một trong 6 trại trẻ mồ côi mà các Giá phục vụ mà chúng tôi nghe qua
Tạm biệt các em thiếu nhi thân yêu và tạm biệt các Giá Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum.Đoàn xe Thiên Ân Lại quay về thành phố Kontum thơ mộng.Chúng tôi được ghé thăm Làng Cùi Dakkia lớn thứ 2 Việt Nam.Những người mắc căn bênh quái ác này đã sống thành một Làng,đó là hệ quả của những tư tưởng “tẩy chay Phong Cùi” khiến họ bị cách li hoàn toàn với mọi người xung quanh.cuộc sống đã xô đẩy họ về những mảnh đất ngập nước bên cạnh con sông Dakkia.Họ chịu sự hắt hủi và xa lánh của nhiều người . Giá Lan là người phục vụ lâu năm ở Làng Cùi Dakkia là hướng dẫn viên cho chúng tôi.Giá đưa chúng tôi đi trên những con đường rợp bóng dừa và nhãnChúng tôi tranh thủ chụp những bức hình dưới những hàng dừa xanh tỏa bóng và tung tăng bước đi trên những con đường bêtong không một bóng người.Chúng tôi đến thăm các gia đình và dường như cái mùi tanh của máu và thịt người đã làm cho chúng tôi thấy lạnh cả sống lưng.chúng tôi chỉ ghé những ai bị bệnh nhẹ và gần Tu Viện. Chúng tôi bước vào một ngôi nhà tập thể đã cũ kĩ sơn màu vàng gạch, hình như nó được xây từ thời trước giải phóng thì phải? Một Ông cụ chắc ngoài 70 đang lết những bước khó khăn ra chào đón chúng tôi.ông cụ không có chân còn cánh tay trái thì vẫn đang rỉ những giọt máu và bàn tay phải cũng không còn nữa, bắp đùi của ông thì được buộc vào tấm ván bằng một sợi kẽm.cụ ông không có khái niệm đau đớn là gì. “tôi bắt đầu bị rụng các ngón tay từ hồi lên 17” ông cụ nghẹn ngào nói.
Chúng tôi nghe thoang thoảng đâu đây mùi rượu.Hình như họ đang mượn rượu để xua qua ngày tháng thì phải cũng có thể cuộc sống buồn tẻ nơi Làng Cùi đã giúp họ đồng cảm với nhau hơn họ tìm đến chén rượu để gần nhau hơn.Tôi chỉ biết đoán già đoán non thôihtế thôi.chúng tôi đi dạo quanh những con đường trong làng và phát kẹo cho bất kì một đứa trẻ nào mà chúng tôi bắt gặp.Bầu trời đã sập tối đã đến lúc phải lên xe.Chiếc xe chở chúng tôi về nhà và chở biết bao kỉ niệm và cũng chở theo biết bao tâm tư tình cảm của riêng từng người
Cuộc sống với Dân Làng Hồ dần trôi về những ngày tháng cuối hè.Chúng tôi biết những ngày chia tay đã đến.Có lẽ tối nay là bữa cơm thân mật cuối cùng mà chúng tôi ngồi với nhau,có lẽ tối nay cũng là đêm cuối cùng chúng tôi hát cho nhau nghe,có lẽ đêm nay là đêm cuối cùng chúng tôi quay quần bên ché rượu cần và đắm mình cùng vũ điệu của người bản địa,có lẽ đêm nay chúng tôi và các em nội trú sẽ nói với nhau tất cả tâm tình thầy trò.Lại một đêm anh em không ngủ,lại một đêm hát hò nhảy múa,lại một đêm trò chuyện cùng với nhau.nhưng dường như ai đó cũng mang nặng nỗi buồn chia tay nhiều hơn là niềm vui ca múa,niềm vui đan xen nỗi buồn,giọt nước mắt cũng đã rơi còn tiếng cười vẫn ngẹn ngào trong nước mắt…Một buỗi tối thật ý nghĩa
Vậy là đã đến lúc chúng tôi phải nói lời chia tay.Những bức thư,những câu chúc,những món quà,những cái ôm thắm thiết tình người làm cho ai cũng nghẹn ngào nước mắt.Một buổi sáng chia tay thật là thắm đượm tình người.Chiếc xe taxi nhẹ nhàng lăn bánh,tạm biệt dòng sông Dakkia thân yêu,tạm biệt Konrobang,tạm biệt Dân Làng Hồ thân yêu,tạm biệt những học trò yêu quý.Tiếc nức nở và những giọt nước mắt chia li vẫn âm thầm còn chiếc xe vẫn nhẹ nhàng lăn bánh chỡ biết bao tâm trạng nghẹn ngào
đậu đình thực
[img][/img]