Chào mừng bạn đến với diễn đàn Sinh Viên Tu Sĩ giáo xứ Bác Ái chúc bạn vui vẻ và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Sinh Viên Tu Sĩ giáo xứ Bác Ái chúc bạn vui vẻ và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Trang chủTrang chủ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Ban quản trị
Ban quản trị
Admin


Tổng số bài gửi : 45
Join date : 13/03/2011
Age : 33
Đến từ : Bình Dương

TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A Empty
Bài gửiTiêu đề: TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A   TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A EmptyWed Mar 30, 2011 9:27 am

Lời Chúa: Ga 4,5-42
Khi ấy, Đức Giê-su đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.

Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống!" Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: "Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?" Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. Đức Giê-su trả lời: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống." Chị ấy nói: "Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy." Đức Giê-su trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."

Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: "Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước." Người bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây." Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng." Đức Giê-su bảo: "Chị nói: "Tôi không có chồng" là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng." Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ. Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa." Đức Giê-su phán: "Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật." Người phụ nữ thưa: "Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự." Đức Giê-su nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây."

Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: "Thầy cần gì vậy?" Hoặc "Thầy nói gì với chị ấy?" Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: "Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?" Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.

Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: "Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa." Người nói với các ông: "Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết." Các môn đệ mới hỏi nhau: "Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?" Đức Giê-su nói với các ông: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người. Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái! Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời, và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. Thật vậy, câu tục ngữ "kẻ này gieo, người kia gặt" quả là đúng! Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ."

Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm. Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ: "Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian."


"Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."




SUY NIỆM

TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A Womanatthewell



CUỘC SỐNG TRƯỜNG SINH

Lm. Francis Trần Phương



Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samaria tại giếng nước - được Thánh sử Gioan thêu dệt lên như một bức tranh sống động, mang tính cách hoàn toàn con người. Sau cuộc hành trình dài đằng đẵng dưới bầu trời nóng bỏng và nghiệt ngã, Chúa Giêsu cảm thấy thân xác mình rã rời, ngồi bệt xuống bên giếng nước bất chấp mọi phong tục tập quán của Do Thái, Ngài xin người phụ nữ ngoại bang cho nước uống để làm giảm đi cơn khát đang hành hạ mình.

Vì nhiều sự xung đột với nhau đến gần cả thế kỷ trước vẫn chất chứa trong lòng mỗi thế hệ sự đắng cay trong tình liên đới. Nhưng cơn khát chết người đã làm cho họ không còn nhớ đến mối thù truyền kiếp của qúa khứ nữa, vì thế cuộc đối thoại “không hẹn mà gặp” lịch sử này đã xảy ra. Người phụ nữ ấy với cặp mắt con người chỉ nhìn thấy Chúa Giêsu là một người Do Thái chính hiệu - đã phải ngạc nhiên khi nghe Ngài tuyên bố có thể cho bà loại nước uống trường sinh. Người phụ nữ Samaria rất nhạy cảm, tìm mọi cách che dấu nét thẹn thùng bởi người láng giềng Do Thái tỏ vẻ biết rõ về về cuộc đời riêng tư trôi nổi của mình.

Khi lời qua tiếng lại đã đến hồi cởi mở, người đàn bà đó nhận ra được nước uống không phải là thứ bà ta thiếu, nhưng là cơn khát của tâm hồn, không thể giải khát được bằng nước lã của trần gian – cơn khát làm cho cuộc đời bà bất ổn vì vắng bóng của Thiên Chúa trong đời sống của mình.

Người đàn bà này có thật nhiều tâm sự muốn được giãi bày vì cả năm người chồng của bà không một ai có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Chúa Giêsu đã giúp cho bà nhìn thấy tận đáy tâm can cuộc đời đau khổ gian truân của mình và hướng dẫn bà trút bỏ được gánh nặng chồng chất khỏi tâm hồn. Ngài chấp nhận bà không một lời kết án và tẩy trừ mọi ray rứt lương tâm đã làm cho bà đau khổ tư bề. Ngài đã cho bà niềm hy vọng và tặng ban cho bà không gì khác hơn nước hằng sống của tình liên đới yêu thương và Thần khí của Thiên Chúa sẽ hướng dẫn bà vào cõi trường sinh.

Bài Phúc Âm hôm nay chú trọng đến nước và sự khát nước, nhưng nước và sự khát nước có ý nghĩa gì trong toàn câu chuyện đã xảy ra bên bờ giếng Giacóp? Dĩ nhiên không phải nước lã là thứ nước Chúa Giêsu muốn bàn đến, nhưng chính là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa tuôn đổ vào tâm hồn chúng ta, hầu chúng ta tìm thấy được hạnh phúc và an bình. Nhũng cơn khát ở đây nói đến sự vắng bóng của Thiên Chúa trong cuộc sống làm người – đã làm cho cuộc đời họ sầu khổ khôn nguôi với những trái tim khô héo. Thánh Augustinô cảm nhận được điều đó khi Ngài nói: “tâm hồn chúng con luôn mòn mỏi đợi trông cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa.” Khi tất cả mọi sự ở trần gian không thoả mãn được những cơn khát của đời sống tâm linh, thì liều thuốc chữa cuối cùng là liên kết nhịp cầu với Đức kitô, vì chính Ngài sẽ cung cấp nguồn nước thần thiêng, tạo nên nguồn sống mới trong tất cả chúng ta.

Phải trải qua năm đời chồng khắc nghiệt, người đàn bà xứ Samarita mới học được bài học cuộc đời, chúng ta cũng học được những bài học quý giá sau những lần vấp ngã - chẳng hạn như bài bạc rượu chè, hút sách, chích choác, nóng giận đến độ gây tai họa cho vợ, cho chồng và con cái… Sự phản tỉnh của người thiếu phụ hôm nay đã mang đến cho chúng ta niềm tin và hy vọng. Theo sự đánh giá của con người, bà không thể nào tạo được cho mình một cuộc sống hạnh phúc và an bình như bà hằng mong muốn. nhưng qúa khứ của bà không làm cản trở bước chân của bà rảo bước đến với Chúa Giêsu. Qua sự gặp gỡ này, chính Chúa Giêsu là người đã đạt được mục đích - bằng cách dịu dàng dẫn đưa bà ra khỏi con người cũ và nâng tâm trí của bà hướng về những đìều cao cả hơn.

Tại bờ giếng Giacóp, người đàn ông đến xin nước uống cũng chính là người đã trả lại cho người đàn bà đó nhân phẩm làm người và thay đổi cuộc sống của bà. Khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được nhận lãnh nước hằng sống này lần đầu tiên. Đó là một sự bắt đầu mới, chúng ta được mời gọi, như những hạt giống gieo vào thửa đất của Thiên Chúa. Rồi khi chúng ta ngày càng phát triển, chúng ta cần phải tưới gội và uống no đầy thứ nước nhiệm mầu này do chính Chúa Giêsu ban tặng - nếu không, cuộc sống sẽ bị héo tàn và sự lớn lên trong ân sủng sẽ không bao giờ có thể xảy ra.

Hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhủ chúng ta hãy nhìn vào chính mình cho biết mình đã sống ơn gọi của Bí tích Rửa tội ra sao! Nếu chúng ta phải đau khổ vì khát, Thần khí của Ngài luôn hiện diện cận kề để tưới mát cuộc đời nhân thế và hướng dẫn mọi người trên cuộc hành trình tìm kiếm sự sống trường cửu, hoàn hảo vẹn toàn và vĩnh viễn ngàn thu.




CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột



Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, Dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh.

Nói đến nước là nói đến một trong những nhu cầu căn bản của con người xét như loài có sự sống. Thiếu nước là như sự chết đang cận kề. Người ta có thể vượt qua những thiếu thốn của cải, tiện nghi… và người ta cũng có thể chịu đựng cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới một tháng, thế nhưng không một ai có thể cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính vì thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước trở thành một việc cấp thiết mang tính sống còn. Vượt trên các loài sinh vật bậc thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự nhiên là khát nước thì còn có nhiều nổi khát xuất phát từ nhu cầu của sự phản tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện hữu của mình.

A. Những cái khát của kiếp nhân sinh:

1. Khát mong được nhìn nhận: Tôi là một con người. Đây là một chân lý hiển nhiên. Thế mà vẫn đã từng có, trong quá khứ và ngay cả hôm nay, rất nnhiều người chưa được nhìn nhận như là một con người. Đó là trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều, người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Các Ngôn sứ đã không ngừng lên tiếng về đề tài này. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ. Dù đã năm đời chồng và hiện đang sống với người thứ sáu, thế mà có thể chị chưa được nhìn nhận như là một người vợ? Phải chăng chị vẫn còn bị xem như một thứ “sở hữu” của người chồng?

Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta gặp gỡ rất nhiều người bất hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ đã từng tâm sự rằng: họ mãn nguyện vì cho dẫu chưa được sống như một con người thì họ cũng đã được chết như một con người. Chúa Kitô mạnh mẽ tuyên bố rằng không cần đã giết người thì mới bị đoán phạt, nhưng nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và lối ứng xử của ta tức là không nhìn nhận tha nhân như là một con người thì ta cũng đã đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).

Người ta không chỉ khát khao được nhìn nhận như một con người mà con mong được nhìn nhận như là một người khác. Điều này nói lên sự độc lập, khác biệt của tha nhân đối với ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ lực làm cho “mình với ta tuy hai mà một” nhưng họ vẫn phải luôn ý thức để tôn trọng sự thật “ta với mình tuy một mà vẫn là hai”. Quả thật người ta sẽ chẳng còn là chính mình một khi bị đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi một thế lực nào đó.

2. Khát mong được chấp nhận và được đón nhận: Được nhìn nhận như là một con người, như là một người khác vẫn chưa đủ nếu ta không được kẻ khác chấp nhận và đón nhận. Từ đáy sâu thẳm của từng người, luôn có đó khát mong được tha nhân chấp nhận và đón nhận mình như mình đang là, đang có. Một trong những lẽ sống của con người là khi thấy mình còn có giá trị, đang còn hữu ích cho ai đó. Và điều này được chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón nhận ta. Khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nhiều người, kể cả giới trẻ tìm đến cái chết bằng sự tự vẩn thì người ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó là vì họ mang mặc cảm bị người chung quanh khước từ.

Con người chúng ta thường bị cám dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác“với điều kiện”. Người ta phải thế này, phải thế kia thì tôi mới nhận, mới tiếp. Có những điều kiện mang tính khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều kiện mang tính chủ quan hoặc duy ý chí. Điều này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ nhận nhau khi hội đủ điều kiện theo ý mình và nếu vì lý do gì đó mà không đủ điều kiện thì sẽ bị loại trừ.

B. Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại:

“Chị cho tôi xin chút nước uống”. Khi mở miệng xin người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nhìn nhận sự hiện hữu của chị và cả sự cần thiết của chị. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt, Người đang cần nước uống và Người không có gầu. Như thế việc Người xin chị phụ nữ cho chút nước là một việc tự nhiên, rất thật của đời thường. “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”. Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược mà thực chất là lời khẳng định của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, thì tôi cũng là một con người như ông và ông đang cần tôi. Chị Samaria đã được giải khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân sinh là được nhìn nhận.

“Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Lời giới thiệu của chị phụ nữ với dân làng đã nói lên sự thỏa khát vô bờ của chị. Chị đã được Chúa Giêsu đón nhận như chị đang là, dù chị đã trãi đời với năm người đàn ông và đang chung sống bất chính với người thứ sáu. Mà chắc gì người thứ sáu này sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ đàn ông mà ngược lại.

Các Ngôn sứ thường lên án tội lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các hình phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ của Chúa. “Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!...Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,7-Cool. Mọi người và mỗi người đều có chỗ đứng trong Trái Tim Cực thánh của Đấng Cứu Độ. Không một ai là đồ bỏ đi. Bất cứ ai cũng đều được Thiên Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố tình khước từ. Vì đó là tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32).

“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước trường sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước gì chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nhìn nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay trong hiện trạng của nhau.
Về Đầu Trang Go down
https://sinhvienbacai.forumvi.net
 
TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chương trình họp mặt Sinh viên Tu sĩ ,Đồng hươnggiáo xứ Bác Ái . Chúa Nhật Giáng Sinh 25/12/2011
» Cập nhật tin tức người Công giáo Việt Nam tại Nhật
» Trở về với mùa chay
» "Bụi tro" suy tư mùa chay
» Phút lắng đọng...trở về với mùa chay...!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TẢN MẠN CAFE :: BÀI GIẢNG NGÀY CHỦ NHẬT-
Chuyển đến